Chính trị Chính_phủ_Bắc_Dương

Tam quyền phân lập

Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương, kiến lập chế độ tam quyền phân lập, lần lượt xuất hiện năm bộ hiến pháp đều lấy "tam quyền phân lập" làm nguyên tắc cơ bản, hạn chế quyền lực tổng thống, phòng ngừa cá nhân độc tài, khiến quyền lợi và tự do của nhân dân được tôn trọng và bảo hộ. Tháng 5 năm 1917, trong vấn đề tuyên chiến với Đức, Tổng lý Đoàn Kỳ Thụy đề xuất tham chiến, song Quốc hội cự tuyệt hợp tác, do đó Đoàn Kỳ Thụy không ngừng gây áp lực với Quốc hội, Quốc hội bèn cải tổ nội các, tạm hoãn thảo luận vấn đề tham chiến. Đại tổng thống Lê Nguyên Hồng theo yêu cầu của Quốc hội đã bãi chức vụ của Đoàn Kỳ Thụy. Quốc hội đương thời thực sự có vai trò giám sát chính phủ, hạn chế quyền lực, không phải là "con dấu cao su", "máy biểu quyết".[15] Đoàn Kỳ Thụy tức giận rời Bắc Kinh đến Thiên Tân, đồng thời căn cứ "Ước pháp lâm thời Trung Hoa Dân Quốc" cho rằng tổng thống không có quyền bãi chức vụ tổng lý, không thừa nhận lệnh miễn chức, về sau bị sử gia miêu tả là "Phủ-Viện chi tranh".

Hiến pháp đồng thời bảo hộ tư pháp độc lập, quy định độc lập, xét xử công khai. Năm 1913, người đứng đầu Quốc Dân đảng là Tống Giáo Nhân bị sát hại, Phòng kiểm sát địa phương có thể công khai triệu tập Tổng lý quốc vụ Triệu Bỉnh Quân; cũng như tháng 10 năm 1925 phòng kiểm sát địa phương Kinh Sư phái quan kiểm sát Ông Kính Đường điều tra sự kiện "án franc vàng", Tổng trưởng Ngoại giao Thẩm Thụy Lân, Tổng trưởng Tài chính Lý Tư Hạo, nguyên Tổng trưởng Tư Pháp Chương Sĩ Chiêu đều bị điều tra, trong khi đó chính phủ trung ương không can thiệp, phản ánh tính độc lập của tư pháp đương thời.[15]

Nguyên thủ quốc gia

Viên Thế Khải

Người sáng lập Chính phủ Bắc Dương là Viên Thế Khải không chỉ là một nhà cải cách thực tế, mà còn là một nhân vật ái quốc[16]. Lê Nguyên Hồng là quan thanh liêm, bản tính từ thiện, có thể cùng binh sĩ đồng cam cộng khổ, được binh sĩ yêu kính[17]. Đoàn Kỳ Thụy được gọi là "lục bất tổng lý", tức "không chơi gái, không cờ bạc, không tham ô, không hút thuốc phiện, không thiên vị, không uống rượu". Tào Côn nhờ hối lộ mà được bầu làm đại tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc năm 1923, về sau quân Nhật chiếm lĩnh Thiên Tân, có ý đồ thuyết phục Tào Côn lập chính phủ thân Nhật, tuy nhiên Tào Côn kiên quyết cự tuyệt hợp tác với Nhật Bản[18].

Tự do ngôn luận

Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương tuy có tồn tại sự kiện hạn chế báo chí, song hoàn cảnh dư luận so với thời Chính phủ Quốc Dân và chính phủ cộng sản sau này thì tương đối rộng rãi. Năm Dân Quốc thứ 1, toàn quốc ước tính có 500 báo, có lượng lớn cơ quan độc lập, như "Quốc Dân tân báo", "Ngữ ty", "Thần báo", Thanh Hoa chu khan", "Tân thanh niên", "Kinh báo", "Thế giới nhật báo", "Hiện đại bình luận". Mao Trạch Đông tại Hồ Nam sáng lập "Tương Giang bình luận", chủ biên "Tân Hồ Nam", Chu Ân Lai tại Thiên Tân lần lượt sáng lập "Thiên Tân học sinh liên hiệp hội báo" và "Giác ngộ". Sau khi Tống Giáo Nhân bị sát hại vào năm 1913, sức thâm nhập của giới tin tức khiến Chính phủ Bắc Dương hết sức bất mãn. Do đó, Viên Thế Khải tiến hành cấm chỉ và chỉnh đốn ngành báo toàn quốc, đến cuối năm 1913 toàn quốc chỉ còn 139 báo tiếp tục xuất bản[19]. Sau khi Viên Thế Khải từ trần, báo chí dân gian tăng từ 500 vào năm 1916 lên hơn 1000 vào năm 1920. Năm 1926, đài phát thanh đầu tiên của Trung Quốc được kiến lập tại Cáp Nhĩ Tân, sau đó các đài phát thanh nhà nước và tư nhân bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn. Không gian tự do của quốc dân được mở rộng, tạo điều kiện để giới tinh anh xã hội và quảng đại quần chúng tích cực tham dự sự kiện công cộng.[15]

Tự do lập hội

Trung Quốc thời kỳ Chính phủ Bắc Dương được hưởng quyền tự do lập hội khá đầy đủ so với trước đây, thời kỳ đầu Chính phủ Bắc Dương chỉ tính số đảng hội mà Bộ Dân chính có hồ sơ là 85. Năm 1918, Mao Trạch Đông, Thái Hòa Sâm và những người khác tại Trường Sa tổ chức Tân dân học hội, năm 1919 Chu Ân Lai, Trương Nhược Danh và những người khác tại Thiên Tân tổ chức Giác ngộ xã, đó là một trong số nhiều đoàn thể xã hội đương thời. Thương nhân cũng phổ biến tự phát tổ chức thành thương hội, thường phát điện tín chỉ trích hành vi của Chính phủ Bắc Dương. Dân chúng Trung Quốc sẵn sàng bày tỏ hơn trước, biểu đạt ý kiến của mình với Chính phủ Bắc Dương. Thời kỳ Chính phủ Bắc Dương trở thành thời kỳ dân chủ cao độ trong lịch sử vài nghìn năm tại Trung Quốc.[15]

Tự trị địa phương

Tháng 11 năm 1920, Chính phủ Bắc Dương tuyên bố trù bị tự trị địa phương, sau đó ban bố một loạt điều khoản tự trị địa phương. Quy định quan viên chính phủ địa phương không do chính phủ trung ương bổ nhiệm, mà do công dân bản địa trực tiếp bầu ra, đồng thời phân chia tài chính và công việc giữa trung ương và địa phương. Từ năm 1920 đến năm 1925, các địa phương Trung Quốc căn cứ chế độ liên bang của Hoa Kỳ, khởi đầu phong trào liên tỉnh tự trị, giới tinh anh phát biểu nhiều trên báo chí về chế độ liên bang, hô hào liên tỉnh tự trị. Tỉnh Hồ Nam tổ chức công dân đầu phiếu thông qua hiến pháp, là hiến pháp cấp tỉnh đầu tiên được thi hành tại Trung Quốc. Năm 1922, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố họ có mục tiêu lập nước Cộng hòa Liên bang Trung Hoa. Tháng 10 năm 1923, ban bố "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", đây là một bộ hiến pháp liên bang, song do Tào Côn hối lộ nên hiến pháp này chịu phản đối. Năm 1926, Quốc Dân đảng Bắc phạt, hiến pháp các tỉnh và nghị hội các tỉnh sau đó hủy bỏ[15]

Danh sách quân phiệt thời kỳ Chính phủ Bắc Dương
Danh xưngPhái hệThời gian hoạt độngCăn cứ địaNhân vật đại biểuCường quốc hỗ trợ
Hoản hệBắc Dương phái1916-1925An Huy, Chiết Giang, Sơn ĐôngĐoàn Kỳ Thụy, Nghê Tự Xung, Từ Thụ Tranh, Đoàn Chi Quý, Lư Vĩnh TườngNhật Bản
Trực hệBắc Dương phái1917-1926Trực Lệ, Hoa Bắc, Hoa Đông[20]Phùng Quốc Chương, Tào Côn, Ngô Bội Phu, Tề Tiếp Nguyên, Tôn Truyền PhươngHoa Kỳ, Anh Quốc
Phụng hệBắc Dương phái1916-1928Phụng Thiên, Hắc Long Giang, Cát LâmTrương Tác Lâm, Trương Học Lương, Trương Tông XươngNhật Bản
Tây Bắc quânBắc Dương phái1921-1930Thiểm TâyPhùng Ngọc Tường, Hàn Phúc Củ, Tống Triết Nguyên, Dương Hổ ThànhLiên Xô
Xuyên quânBắc Dương phái1919-1938Tứ XuyênLưu Tương, Lưu Văn Huy, Đặng Tích Hầu, Dương Sâm
Kiềm quânBắc Dương phái1920-1926Quý ChâuViên Tổ Minh, Vương Gia Liệt, Chu Tây Thành, Lưu Hiển Thế, Bành Hán Chương
Tấn hệBắc Dương phái
Quốc Dân đảng
1911-1949Sơn TâyDiêm Tích SơnNhật Bản
Cựu Quế hệkhông1916-1925Quảng TâyLục Vinh Đình, Thẩm Hùng Anh
Điền hệQuốc Dân đảng1916-1927Vân NamĐường Kế Nghiêu, Long Vân, Lư HánPháp
Tương hệQuốc Dân đảng]1916-1937Hồ NamTriệu Hằng Dịch, Đường Sinh Trí, Hà Kiện
Việt hệQuốc Dân đảng1920-1925Quảng ĐôngTrần Quýnh Minh, Long Tế Quang, Trần Minh Xu, Tương Phát Khuê, Trần Tế Đường, Dư Hãn MưuLiên Xô
Mã gia quânkhông[21][22]1872-1949Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh HảiMã An Lương, Mã Đình Hiền, Mã Hồng Quỳ, Mã Hồng Tân, Mã Bộ Thanh, Mã Bộ Phươngkhông
Tân Quế hệQuốc Dân đảng1922-1953Quảng TâyLý Tông Nhân, Bạch Sùng Hy, Hoàng Thiệu Hoành

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Bắc_Dương http://www.bjnews.com.cn/ent/2011/07/27/139739.htm... http://www.people.com.cn/GB/14738/14761/25881/2529... http://history.sina.com.cn/bk/mgs/2013-09-10/16535... http://ejm.ruc.edu.cn/readnews.aspx?nid=310 http://wwwbig5.hljnews.cn/fou_jsxy/2011-01/24/cont... http://www.olympic.cn/games/summer/china/2004-03-2... http://news.banbijiang.com/zawen/lishi/2013/0613/1... http://www.chinainperspective.com/ArtShow.aspx?AID... http://www.huaxia.com/zhwh/whrw/2013/08/3458837.ht... http://book.ifeng.com/shuzhai/detail_2012_11/21/19...